Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Thứ tư - 01/05/2024 15:22

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Hàng trăm nghìn dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên Phủ để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. (Ảnh tư liệu)
Hàng trăm nghìn dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên Phủ để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. (Ảnh tư liệu)

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược; là một trong những trận tiêu diệt lớn nhất trong lịch sử đấu tranh vũ trang của các dân tộc bị áp bức chống lại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của đế quốc phương Tây. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó Đảng ta đã đặc biệt coi trọng khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Trên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, với khẩu hiệu “Tất cả cho mặt trận”, “Tất cả để chiến thắng”, các tầng lớp nhân dân cả ở vùng tự do cũng như ở nhiều vùng còn bị địch tạm chiếm đã chung sức đồng lòng tham gia vận chuyển lương thực thực phẩm, phục vụ chiến đấu. Các đoàn dân công lên đường với tinh thần hăng hái, phấn khởi như đi trẩy hội, được tổ chức chặt chẽ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Bằng tinh thần đoàn kết ấy, “đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 đã đóng góp hơn 260.000 dân công (tính ra thành 14.000.000 ngày công), 20.091 xe đạp thồ và hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ. Về đảm bảo vật chất, đồng bào đã đóng góp cho chiến dịch 25.056 tấn lương thực, 907 tấn thịt và hàng nghìn tấn thực phẩm khác. Chỉ tính riêng số vật phẩm đã chuyển được ra mặt trận là hơn 2 vạn tấn, trong đó có 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62,7 tấn đường, 577 tấn thịt và 565 tấn thức ăn khô” (1). Có thể nói, từ vùng tự do Việt Bắc, từ Liên khu 3, Liên khu 4, vùng mới giải phóng Tây Bắc cho đến các vùng du kích, các khu căn cứ ở Đồng bằng Bắc Bộ… mọi tầng lớp Nhân dân đều đoàn kết dồn sức cho Điện Biên Phủ.

Nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, khó khăn lớn nhất của Chiến dịch là công tác hậu cần đã được giải quyết có hiệu quả. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đã giúp chúng ta vượt qua tất cả. Bên cạnh đó phải kể đến những hoạt động của nhân dân cả nước ủng hộ, phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng việc nhất tề vùng lên, diệt ác phá tề, giành quyền làm chủ; những cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá trong các vùng địch tạm chiếm liên tiếp nổ ra cùng với việc tích cực tham gia cùng các lực lượng vũ trang các địa phương tiến công địch trên khắp các chiến trường, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, giam chân chúng ở nhiều nơi làm địch càng thêm lúng túng bị động đối phó.

Với sự đoàn kết và phối hợp đánh địch của quân dân cả nước, trải qua “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non; gan không núng; chí không mòn”, ngày 07/5/1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Xe đạp thồ - “Vũ khí đặc biệt” góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử” (2); là thắng lợi to lớn của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của quân dân ngoài mặt trận, ở căn cứ địa, vùng tự do và vùng sau lưng địch, cùng sự giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân thù; buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (3).

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Mặc dù, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; các thách thức như khan hiếm nguồn nước, ô nhiễm và suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng.

Bối cảnh đó đã và đang đặt ra yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vận dụng sáng tạo bài học về phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh theo các nghị quyết của Đảng, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Thời gian không ngừng trôi, trải qua 70 năm nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, bài học về phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Kế thừa và vận dụng sáng tạo bài học đó là “chìa khóa” quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, vững bước tiến lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh”.

TS Tạ Quang Đạo

___________

(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - Bài học và giá trị lịch sử, Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2009, tr. 3.

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, H, 2011, tr. 261.

(3) Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, H, 1970, tr. 50.

Xem thêm:

1. Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

2Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

3Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

4Hướng về Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

5Những đóng góp phi thường của phụ nữ Việt Nam trong thắng lợi Điện Biên Phủ

6Những dấu tích lịch sử ở Điện Biên

7Trận đánh mở màn - quyết chiến trên cứ điểm Him Lam

8Quá trình hình thành chủ trương chiến lược Chiến dịch Điện Biên Phủ

9Viết báo giữa ‘chảo lửa’ Điện Biên: Bài ca chiến thắng từ những trận đánh kiên cường

10Xe đạp thồ: 'Vua vận tải' của chiến trường Điện Biên Phủ

11Chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

12. Ngày 16/3/2024: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024

13Cuộc thi ảnh “Lung linh miền hoa ban”

14Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay

15Giới trẻ thi thiết kế sản phẩm truyền thông hiện đại tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ

16Phát động Tháng Âm nhạc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

1756 ngày đêm chấn động địa cầu

18Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ

19Sắp phát hành bộ tem bưu chính thứ tám về Chiến thắng Điện Biên Phủ

20Những bức điện mật trong Chiến thắng Điện Biên Phủ

2170 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2270 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thiên tài quân sự - Đại tướng Võ Nguyên Giáp

23. Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

24Ra mắt cuốn sách 'Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức'

25Ra mắt cuốn sách tri ân chiến sĩ Điện Biên anh hùng

26Ra mắt bộ sách đồ sộ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

27"Bếp Hoàng Cầm" ấm lòng người chiến sỹ tiền phương

28Chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

29Trần Can - Người anh hùng cắm cờ trên cứ điểm Him Lam

30Ngày 19/4/1954: Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tiếp tục thấu triệt phương châm "đánh chắc, tiến chắc"

31Thành công xuất sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng

32Những đại đoàn nào tham gia trực tiếp Chiến dịch Điện Biên Phủ? Mật danh là gì?

33Anh hùng Phùng Văn Khầu - Chiến sĩ pháo thủ nổi tiếng với khẩu sơn pháo 75mm

34Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

35Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thi đua đánh tỉa quân địch tại mặt trận

36Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

37Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

38Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ

39Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

40Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

41Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

42Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

43Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

44Bảo đảm hậu cần trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

45. PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Tác giả: Tuấn Ngọc

Nguồn tin: dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 155 trong 31 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 31 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây