Kỳ thi thứ 3: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 18 tháng 3 năm 2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 22 tháng 3 năm 2024. (Lưu ý: Câu hỏi thay đổi vị trí ở các lần thi, khi bấm vào câu hỏi sẽ hiển thị đáp án để chọn theo hình thức trắc nghiệm). Kỳ 3 đã kết thúc, Mời bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc thi kỳ 4, TẠI ĐÂY.
Bạn đọc click vào link https://thongtintuyengiao.gialai.org.vn/Cuoc-thi-BTG/Cuoc-thi-truc-tuyen hoặc click vào banner sau để tham gia cuộc thi.
Bộ câu hỏi và gợi ý mang tính tham khảo kỳ 3:
Câu 1: Hãy cho biết, để chuẩn bị kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, đến cuối năm 1974 bộ đội Trường Sơn đã cũng cố và mở rộng được bao nhiêu km đường?
A. 4.030km đường trục dọc và 2.800km đường vòng, tránh.
B. 5.500km đường trục dọc, 4.800 km đường trục ngang.
C. 5.920km đường trục dọc, 3.930 km đường trục ngang và 4.830 km đường vòng, tránh.
D. 5.030km đường trục dọc, 4.800 km đường trục ngang và 2.800km đường vòng, tránh.
Câu 2: Hãy cho biết vào lúc 16h20', ngày 7/5/1954, các chiến sỹ thuộc đơn vị nào đã tiến công vào hầm ngầm của Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-ri, bắt sống toàn bộ Ban Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?
A. Tổ xung kích 03 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 316.
B. Tổ xung kích 05 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 154, Trung đoàn 209, Đại đoàn 308.
C. Tổ xung kích 03 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 308.
D. Tổ xung kích 05 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312.
Câu 3: Theo quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu di tích thành phần?
A. 30 di tích thành phần.
B. 35 di tích thành phần.
C. 40 di tích thành phần.
D. 45 di tích thành phần.
Câu 4: Đâu là những điểm tập trung quân của thực dân Pháp trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954?
A. Đồng bằng Bắc Bộ; Điện Biên Phủ; Thà Khẹt; Luông Pha-bang và Mường Sài; Plây-ku.
B. Đồng bằng Bắc Bộ; Điện Biên Phủ; Xê-nô; Luông Pha-bang và Mường Sài; Plây-ku.
C. Điện Biên Phủ; Thà Khẹt; Xê-nô; Luông Pha-bang và Mường Sài; Plây-ku.
D. Đồng bằng Bắc Bộ; Điện Biên Phủ; Thà Khẹt; Luông Pha-bang và Mường Sài; Kon Tum.
Câu 5: Kế hoạch Nava do Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp (Navarre) ở Đông Dương đề ra được thực hiện theo mấy bước với hy vọng trong vòng bao lâu sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”?
A. Hai bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953 và Xuân 1954; bước 2: Từ Thu - Đông 1954); 14 tháng.
B. Ba bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953; bước 2: Xuân 1954; bước 2: Từ Thu - Đông 1954); 16 tháng.
C. Hai bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953 và Xuân 1954; bước 2: Từ Thu - Đông 1954); 18 tháng.
D. Ba bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953; bước 2: Xuân 1954; bước 2: Từ Thu - Đông 1954); 20 tháng.
Câu 6: Trong trận Mường Pồn, ngày 12/12/1953, người anh hùng nào đã lấy thân mình làm giá súng?
A. Anh hùng Bế Văn Đàn.
B. Anh hùng Tô Vĩnh Diện.
C. Anh hùng Trần Can.
D. Anh hùng Phan Đình Giót.
Câu 7: Năm 1959, qua khảo sát Đoàn 559 đã chọn địa điểm nào làm điểm mở đầu cho tuyến đường Trường Sơn lịch sử?
A. Khe Hó, nằm giữa một thung lũng hẹp ở tây Nam huyện Vĩnh Linh.
B. Khe Tăm, nằm giữa một thung lũng hẹp ở tây Bắc huyện Vĩnh Linh.
C. Rú Lòi Đình, thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh.
D. Troọc Hầm, thuộc địa bàn xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh.
Câu 8: Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký ở đâu? Vào ngày tháng năm nào?
A. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 19/7/1954.
B. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 21/7/1954.
C. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 23/7/1954.
D. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 25/7/1954.
Câu 9: Hãy cho biết 03 chiến sỹ Trường Sơn đầu tiên của Đoàn 559 được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND là những ai? Được phong tặng vào thời gian nào?
A. Trung đội trưởng Hoàng Văn Nghiên; Chính trị viên phó Đại đội Hoàng Văn Vịnh; Tiểu đội trưởng Nguyễn Viết Sinh; ngày 05/05/1965.
B. Tiểu đội trưởng Nguyễn Viết Sinh; Trung đội trưởng Nông Văn Việt; Chính trị viên Đại đội Trần Minh Khâm; ngày 05/05/1965.
C. Trung đội trưởng Hoàng Văn Nghiên; Chính trị viên Đại đội Trần Minh Khâm; Chính trị viên phó Đại đội Hoàng Văn Vịnh; ngày 01/01/1967.
D. Trung đội trưởng Hoàng Văn Nghiên; Chính trị viên Đại đội Trần Minh Khâm; Tiểu đội trưởng Nguyễn Viết Sinh; ngày 01/01/1967.
Câu 10: Hãy cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Sở chỉ huy của Bộ chỉ huy được đặt tại mấy địa điểm, đó là những địa điểm nào?
A. 02 địa điểm; Hang Thẩm Púa và Mường Phăng.
B. 03 địa điểm; (Hang Thẩm Púa, Hang Huổi He và Mường Phăng).
C. 04 địa điểm; Hang Thẩm Púa, Hang Huổi He, Nghĩa Lộ và Mường Phăng.
D. 05 địa điểm; Hang Thẩm Púa, Hang Huổi He, Nghĩa Lộ, Nà Ten và Mường Phăng.
Câu 11: “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” được Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam vào ngày tháng năm nào? do ai làm Đoàn trưởng?
A. Ngày 5/5/1959; Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh.
B. Ngày 5/5/1959; Thượng tá Chu Đăng Chữ.
C. Ngày 19/5/1959; Thượng tá Võ Bẩm.
D. Ngày 19/5/1959; Trung tá Nguyễn Thạnh.
Câu 12: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng; chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.” Hãy cho biết câu nói được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn đồng chí nào trước khi lên đường ra mặt trận? Vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; cuối tháng 01/1954; tại Tỉn Keo, Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên.
B. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái; cuối tháng 01/1954; tại Tỉn Keo, Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên.
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp; đầu tháng 01/1954; tại Khuổi Tát, Quy Kỳ, Định Hóa, Thái Nguyên.
D. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái; đầu tháng 01/1954; tại Khuổi Tát, Quy Kỳ, Định Hóa, Thái Nguyên.
Câu 13: Hãy cho biết: Khẩu hiệu chung của cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là gì? Khẩu hiệu trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 là gì?
A. “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”; “Tất cả cho Điện Biên Phủ, cả nước vì Điện Biên Phủ”.
B. “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”; “Tất cả cho Điện Biên Phủ, cả nước vì Điện Biên Phủ”.
C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”; “Tất cả cho Điện Biên Phủ, cả nước vì Điện Biên Phủ”.
D. “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”; “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”.
Câu 14: Chủ trương “Mở rộng đường hành lang vận chuyển Bắc - Nam, cả đường bộ và đường biển; tăng cường cán bộ chỉ huy, chính trị, hậu cần và một số đơn vị chiến đấu cấp đại đội, tiểu đoàn, nâng dần quy mô và khối lượng tiếp tế, vận chuyển phương tiện vũ khí, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam” được đề ra trong văn bản nào? Do cơ quan nào ban hành? Vào ngày tháng năm nào?
A. Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự 5 năm (1961-1965) và phương hướng, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam; Bộ Chính trị; Ngày 31/01/1961.
B. Nghị quyết hội nghị Ban Cán sự lần thứ 5; Ban Cán sự Đảng Đoàn 559; Ngày 01/9/1960.
C. Nghị quyết hội nghị Ban Cán sự lần thứ 6; Ban Cán sự Đảng Đoàn 559; Ngày 15/3/1961.
D. Mệnh lệnh số 336/TM; Bộ Tổng tham mưu; Ngày 02/7/1961.
Câu 15: Hãy cho biết trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mấy lần gửi thư cổ vũ bộ đội ta vượt mọi khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh, tiến lên giành chiến thắng?
A. 02 lần (tháng 3/1954 và ngày 12/5/1954).
B. 03 lần (tháng 12/1953; tháng 3/1954 và ngày 12/5/1954).
C. 04 lần (tháng 12/1953; tháng 3/1954; ngày 08/5/1954 và ngày 12/5/1954).
D. 05 lần (tháng 12/1953; tháng 01/1954; tháng 3/1954; ngày 08/5/1954 và ngày 12/5/1954).
Xem thêm:
Tác giả: Tuấn Ngọc
Nguồn tin: thongtintuyengiao.gialai.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn