Kỳ thi thứ 4: bắt đầu từ lúc 9h00 ngày 25 tháng 3 năm 2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 29 tháng 3 năm 2024. (Lưu ý: Câu hỏi thay đổi vị trí ở các lần thi, khi bấm vào câu hỏi sẽ hiển thị đáp án để chọn theo hình thức trắc nghiệm). Kỳ 4 đã kết thúc, Mời bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc thi kỳ 5, TẠI ĐÂY.
Bạn đọc click vào link https://thongtintuyengiao.gialai.org.vn/Cuoc-thi-BTG/Cuoc-thi-truc-tuyen hoặc click vào banner sau để tham gia cuộc thi.
Bộ câu hỏi và gợi ý mang tính tham khảo kỳ 4:
Câu 1: Trong giai đoạn 1959-1964, Đoàn 559 đã khảo sát mở hệ thống đường gùi thồ, đường ô tô dã chiến kết hợp đường sông với tổng chiều dài bao nhiêu km? đã chuyển cho chiến trường bao nhiêu tấn hàng? Đảm bảo hành quân qua tuyến cho bao nhiêu cán bộ, chiến sỹ?
A. 2.000km (751km đường ô tô; hơn 500km đường gùi, thồ, đường giao liên và hơn 300km đường sông); 2.900 tấn hàng; hơn 10.000 cán bộ, chiến sỹ.
B. 2.000km (751km đường ô tô; hơn 500km đường gùi, thồ, đường giao liên và hơn 300km đường sông); 2.910 tấn hàng; hơn 10.500 cán bộ, chiến sỹ.
C. 2.000km (751km đường ô tô; hơn 550km đường gùi, thồ, đường giao liên và hơn 300km đường sông); 2.920 tấn hàng; hơn 11.000 cán bộ, chiến sỹ.
D. 2.000km (751km đường ô tô; hơn 600km đường gùi, thồ, đường giao liên và hơn 300km đường sông); 2.912 tấn hàng; hơn 12.000 cán bộ, chiến sỹ.
Câu 2: Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, việc kết thúc dự án đường Hồ Chí Minh theo quy mô 2 làn xe, hoàn thành kiểm toán, quyết toán và tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13, báo cáo Quốc hội sẽ được thực hiện vào năm nào?
A. Năm 2024.
B. Năm 2025.
C. Năm 2026.
D. Năm 2027.
Câu 3: Theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg, ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Di tích điểm cuối đường Hồ Chí Minh năm 1973 ở đâu?
A. Ngã ba Chơn Thành, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
B. Kho xăng Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
C. Di tích Bù Gia Mập, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
D. Sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Câu 4: Trong giai đoạn 1959-1975, các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã bắn rơi bao nhiêu máy bay địch?
A. 2.245 máy bay.
B. 2.355 máy bay.
C. 2.455 máy bay.
D. 2.545 máy bay.
Câu 5: Tính đến giữa năm 1974, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã phát triển tổng quân số lên bao nhiêu người? Trong đó có bao nhiêu sĩ quan?
A. Tổng quân số lên đến 100.495 người, trong đó có 13.155 sĩ quan.
B. Tổng quân số lên đến 110.400 người, trong đó có 13.550 sĩ quan.
C. Tổng quân số lên đến 120.000 người, trong đó có 14.150 sĩ quan.
D. Tổng quân số lên đến 120.500 người, trong đó có 15.100 sĩ quan.
Câu 6: Hãy cho biết Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ Hang Huổi He về Mường Phăng vào thời gian nào?
A. Ngày 25/01/1954.
B. Ngày 27/01/1954.
C. Ngày 28/01/1954.
D. Ngày 31/01/1954.
Câu 7: Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã gửi tặng mỗi cán bộ, chiến sỹ ở mặt trận một chiếc ca uống nước. Hãy cho biết những chiết ca đó có in dòng chữ gì và được bộ đội ta thân thương gọi là gì?
A. In dòng chữ: “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ; “Ca cụ Hồ”.
B. In dòng chữ: “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi”; “Ca cụ Hồ”.
C. In dòng chữ: “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ; “Ca Bác Hồ”.
D. In dòng chữ: “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi”; “Ca Bác Hồ”.
Câu 8: Hãy cho biết Tổng quân uỷ phân công đồng chí nào phụ trách toàn bộ vấn đề đường sá, tiếp tế, cung cấp của Mặt trận Điện Biên Phủ?
A. Đồng chí Hoàng Văn Thái.
B. Đồng chí Trần Đăng Ninh.
C. Đồng chí Đặng Kim Giang.
D. Đồng chí Trần Quý Hai.
Câu 9: Ai là người giật nụ xòe khối bộc phá 960kg ở đồi A1? Ông được Chủ tịch nước ký quyết định Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày tháng năm nào?
A. Nguyễn Phú Xuyên Khung; ngày 23/2/2010.
B. Lưu Viết Thoảng; ngày 26/6/1954.
C. Ma Văn Thắng; ngày 26/6/1964.
D. Nguyễn Văn Bạch; ngày 23/2/2010.
Câu 10: “Tương quan lực lượng, đứng về phía quân sự mà nói thì hiện nay Mỹ - ngụy còn mạnh hơn chúng ta. Nhưng với quy luật phát triển thì cái mạnh đó là trước mắt, là tạm thời… Đảng ta, dân tộc ta, cả hai miền có đầy đủ khả năng để thực hiện một quá trình chuyển đổi tương quan lực lượng…”. Hãy cho biết lời khẳng định trên là của ai? Trong dịp nào? (chưa tìm được gợi ý đáp án)
A. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng; trong buổi làm việc với Tư lệnh và Chính ủy Đoàn 559, ngày 06/6/1967.
B. Đồng chí Phạm Hùng, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; trong buổi làm việc với Bộ tư lệnh Đoàn 559, ngày 08/6/1967.
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương; trong buổi làm việc với Bộ tư lệnh Đoàn 559, ngày 04/6/1967.
D. Đồng chí Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; trong buổi làm việc với Bộ tư lệnh Đoàn 559, ngày 07/6/1967.
Câu 11: Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích gì? Với huy vọng kết thúc chiến tranh trong vòng bao nhiêu tháng?
A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự; 18 tháng.
B. Bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra; 18 tháng.
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh; 16 tháng.
D. Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh; 16 tháng.
Câu 12: Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng quyết định biên chế bước đầu của Đoàn 559 khi mới thành lập là bao nhiêu cán bộ chiến sỹ? ngoài Đảng bộ, Đoàn được tổ chức thành mấy bộ phận?
A. 450 cán bộ chiến sỹ; 03 bộ phận (gồm: tiểu đoàn vận tải bộ 301 và 02 bộ phận: xây dựng kho, bao gói hàng; chế biến thực phẩm).
B. 480 cán bộ chiến sỹ; 04 bộ phận (gồm: tiểu đoàn vận tải bộ 301 và 03 bộ phận: xây dựng kho; bao gói hàng; chế biến thực phẩm).
C. 500 cán bộ chiến sỹ; 05 bộ phận (gồm: tiểu đoàn vận tải bộ 301 và 04 bộ phận: xây dựng kho; bao gói hàng; sửa chữa vũ khí; chế biến thực phẩm).
D. 550 cán bộ chiến sỹ; 06 bộ phận (gồm: tiểu đoàn vận tải bộ 301 và 05 bộ phận: xây dựng kho; bao gói hàng; cứu thương; sửa chữa vũ khí; chế biến thực phẩm).
Câu 13: “Phải ra sức xây dựng Đoàn 559 thành một đội quân hậu cần chiến lược rất giỏi, một đội quân chiến đấu rất giỏi, một đội quân sản xuất rất giỏi, một đội quân quốc tế giúp bạn rất giỏi…”. Hãy cho biết đoạn trích trên được nêu trong văn bản nào? vào thời gian nào? (chưa tìm được gợi ý đáp án)
A. Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Đoàn 559; ngày 15/6/1967.
B. Nghị quyết số 1093/HC của Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần; Tháng 5 năm 1967.
C. Nghị quyết số 160/ĐU của Đảng ủy Bộ tư lệnh 559; Ngày 25/02/1968.
D. Mệnh lệnh số 336/TM của Bộ Tổng tham mưu; Ngày 02/7/1961.
Câu 14: Hãy cho biết người anh hùng quên thân mình cứu pháo lăn xuống vực sâu trong chiến dịch Điện Biên Phủ là ai? Hành động anh hùng đó diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Anh hùng Bế Văn Đàn; ngày 01/2/1954; tại một con dốc cao và hẹp ở gần bản Bắng Hôm.
B. Anh hùng Tô Vĩnh Diện; ngày 02/2/1954; tại một con dốc cao và hẹp ở gần bản Bắng Hôm.
C. Anh hùng Trần Can; ngày 02/2/1954; tại một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối.
D. Anh hùng Tô Vĩnh Diện; ngày 01/2/1954; tại một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối.
Câu 15: Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D. Buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
Xem thêm:
Tác giả: Tuấn Ngọc
Nguồn tin: thongtintuyengiao.gialai.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn