30 năm kể từ Ngày phát động phong trào hiến máu nhân đạo tại Việt Nam (24/1/1994 - 24/1/2024), phong trào hiến máu tình nguyện của cả nước đã không ngừng lớn mạnh, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23/1/2024 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).
Năm 2023, toàn quốc đã vận động, tiếp nhận hơn 1,5 triệu đơn vị máu, đạt 110% chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2024, Việt Nam phấn đấu, tiếp nhận khoảng 1,6 triệu đơn vị máu.
Thế giới vẫn đối mặt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe phụ nữ ngay cả khi đại dịch COVID-19 suy yếu. Đây là kết quả trong bản cập nhật hằng năm về Chỉ số sức khỏe phụ nữ toàn cầu Hologic do công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ Hologic Inc. phối hợp với hãng khảo sát Gallup thực hiện và công bố giữa tháng 1/2024.
Những ngày qua, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp, trong đó chỉ ra một số bệnh thường gặp trong mùa lạnh.
Hoạt động hiến máu tình nguyện ở nước ta đã trở thành một phong trào có sức ảnh hưởng rộng lớn. Cả nước đã có trên 21,3 triệu lượt người tham gia hiến máu tình nguyện, hàng vạn cá nhân tiêu biểu đã hiến máu tình nguyện trên 50 lần, thậm chí trên 100 lần.
Năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội đã hoàn thành vượt chỉ tiêu về độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, đặc biệt là diện bao phủ về bảo hiểm y tế đạt 93,35% dân số, vượt 0,15% so với yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số ca mắc. Trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Rủi ro sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu do virus cùng các biến thể gây bệnh vẫn lưu hành ở tất cả các quốc gia là cảnh báo giữa tháng 1/2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 31/2023/TT-BGDĐT về Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/2023/TT-BGDĐT quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học.
Nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo tự chế hoặc tự chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Học sinh có bắt buộc phải mua BHYT không? Học sinh sẽ được hưởng những quyền lợi gì và mức hưởng như thế nào khi mua BHYT?
Các triệu chứng của bệnh cúm A giống với cúm thông thường nên nhiều trường hợp không được điều trị sớm, đúng cách, có thể dẫn đến gặp phải các biến chứng hoặc tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng như: viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp…
Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sản xuất, kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 30/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Thông tư số 29/2023/TT-BYT do Bộ Y tế vừa ban hành quy định thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng: Năng lượng (kcal); Chất đạm (g); Carbohydrat (g); Chất béo (g); Natri (mg) trên nhãn thực phẩm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.