Kỳ 1 Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn”

Thứ sáu - 01/03/2024 09:14

Kỳ thi thứ nhất: bắt đầu vào lúc 9h00 ngày 01 tháng 3 năm 2024 và kết thúc vào 16h00 ngày 08 tháng 3 năm 2024. (Lưu ý: Câu hỏi thay đổi vị trí ở các lần thi, khi bấm vào câu hỏi sẽ hiển thị đáp án để chọn theo hình thức trắc nghiệm). Kỳ 1 đã kết thúc, Mời bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc thi kỳ 2 TẠI ĐÂY.

Bạn đọc click vào link https://thongtintuyengiao.gialai.org.vn/Cuoc-thi-BTG/Cuoc-thi-truc-tuyen hoặc click vào banner sau để tham gia cuộc thi.

Bộ câu hỏi và gợi ý mang tính tham khảo kỳ 1:

Câu hỏi: Hãy cho biết Tổ xung kích tiến công vào hầm ngầm bắt sống Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu đồng chí? đó là những đồng chí nào?

A. Gồm 03 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ và Hoàng Đăng Vinh.
B. Gồm 03 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ và Phùng Văn Khẩu.
C. Gồm 05 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ, Nguyễn Văn Ty, Lộc Văn Trọng và Nguyễn Lam.
D. Gồm 05 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ, Hoàng Đăng Vinh, Đào Văn Hiếu và Nguyễn Lam.

Câu hỏi: "Năm tháng sẽ qua đi, nhưng đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một "con đường huyền thoại", một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại trong thế kỷ 20". Hãy cho biết lời khẳng định trên là của ai?

A. Đại tướng Chu Huy Mân.
B. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
D. Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Câu hỏi: Hệ thống Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh có bao nhiêu điểm di tích, nằm trên địa bàn của mấy tỉnh?

A. 35 điểm di tích; nằm trên địa bàn của 11 tỉnh.
B. 36 điểm di tích; nằm trên địa bàn của 10 tỉnh.
C. 37 điểm di tích; nằm trên địa bàn của 11 tỉnh.
D. 38 điểm di tích; nằm trên địa bàn của 10 tỉnh.

Câu hỏi: Bia ghi dấu Di tích lịch sử quốc gia đặt biệt Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Gia Lai được đặt ở đâu?

A. Ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 14c, thuộc địa phận làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.
B. Ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 14c, thuộc địa phận làng Mook Trang, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.
C. Ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 14c, thuộc địa phận làng Mook Đen, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.
D. Thung lũng Ia Drăng, thuộc địa bàn xã Ia Puch, huyện Chư Prông.

Câu hỏi: Hãy cho biết Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? Với mấy đợt tấn công?

A. 57 ngày đêm (từ ngày 12/3 đến ngày 07/5/1954); 02 đợt tấn công.
B. 56 ngày đêm (từ ngày 13/3 đến ngày 07/5/1954); 03 đợt tấn công.
C. 55 ngày đêm (từ ngày 14/3 đến ngày 07/5/1954); 04 đợt tấn công.
D. 56 ngày đêm (từ ngày 13/3 đến ngày 07/5/1954); 05 đợt tấn công.

Câu hỏi: Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơ-ne-vơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là gì?

A. Vấn đề Việt Nam phải do Việt Nam quyết định
B. Không để thời gian thực hiện Hiệp định quá dài
C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ.
D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành Hiệp định.

Câu hỏi. Kết quả cung cấp vũ khí - đạn dược của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. 29.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.
B. 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.
C. 31.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.
D. 32.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.

Câu hỏi: Hãy cho biết trận đánh nào ở Gia Lai trong kháng chiến chống Pháp được ví như Điện Biên Phủ ở Liên khu V? trận đánh đó diễn ra vào ngày tháng năm nào? Do đơn vị nào trực tiếp tham gia chiến đấu?

A. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 23/6/1954; Trung đoàn 95.
B. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 24/6/1954; Trung đoàn 96.
C. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 25/6/1954; Trung đoàn 48.
D. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 26/6/1954; Trung đoàn 47.

Câu hỏi: Hãy cho biết đơn vị nào của ta được giao nhiệm vụ bao vây phân khu Hồng Cúm, khống chế sân bay và trận địa pháo binh địch, tiến tới chia cắt phân khu Hồng Cúm với phân khu trung tâm Mường Thanh?

A. Đại đoàn 304.
B. Đại đoàn 308.
C. Đại đoàn 316.
D. Đại đoàn 351.

Câu hỏi: Hãy cho biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” vào thời gian nào? Tại cuộc họp nào?

A. Ngày 24/01/1954; cuộc họp Đảng ủy mặt trận.
B. Ngày 25/01/1954; cuộc họp Bộ Chỉ huy chiến dịch.
C. Ngày 26/01/1954; cuộc họp Đảng ủy mặt trận.
D. Ngày 27/01/1954; cuộc họp Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Câu hỏi. Khi mới thành lập, Ban cán sự Đảng của Đoàn 559 gồm bao nhiêu người? Do ai làm Bí thư?

A. 03 người; đồng chí Võ Bẩm.
B. 03 người; đồng chí Nguyễn Thạnh.
C. 05 người; đồng chí Võ Bẩm.
D. 05 người; đồng chí Nguyễn Thạnh.

Câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh trao lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" cho Quân đội Nhân dân Việt Nam vào thời gian nào, nhằm mục đích gì?

A. Ngày 22/12/1952; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch.
B. Ngày 22/12/1953; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
C. Ngày 11/03/1954; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch.
D. Ngày 13/03/1954; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.

Câu hỏi: Để ghi nhận công trạng của bộ đội Điện Biên, Bác Hồ đã quyết định tặng phần thưởng gì cho tất cả chiến sĩ tham gia trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Phần thưởng cao quý đó được Bác tặng vào thời gian nào?

A. Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ; ngày 12/5/1954.
B. Huân chương Chiến sĩ; ngày 08/5/1954.
C. Huy hiệu Bác Hồ; ngày 12/5/1954.
D. Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ; ngày 08/5/1954.

Câu hỏi: Sau các thất bại nặng nề ở Tây Bắc (tháng 12/1952), Thượng Lào (tháng 4/1953) và các mặt trận khác trên chiến trường Đông Dương, tháng 7/1953, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch gì? Với mục đích gì?

A. “Kế hoạch Na-va”; giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính, chuyển bại thành thắng.
B. “Kế hoạch Revers”; củng cố tuyến biên giới Việt-Trung, phong tỏa Tây Bắc, Thượng Lào; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ Điên Biên Phủ.
C. “Kế hoạch Na-va”; củng cố tuyến biên giới Việt-Trung, phong tỏa Tây Bắc, Thượng Lào; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ Điên Biên Phủ.
D. “Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi” giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính, chuyển bại thành thắng.

Câu hỏi: Chuyến hàng đầu tiên vượt Trường Sơn của tiểu đoàn 301 diễn ra vào ngày tháng năm nào? Sau tám ngày đêm đã chuyển đến Tà Riệp an toàn bao nhiêu vũ khí?

A. Ngày 13/8/1959; 20 khẩu tiểu liên Tuyn, 20 khẩu súng trường Mát; 10 thùng đạn tiểu liên và súng trường.
B. Ngày 13/8/1959; 20 khẩu tiểu liên Tuyn, 30 khẩu súng trường Mát; 10 thùng đạn tiểu liên và súng trường.
C. Ngày 15/8/1959; 25 khẩu tiểu liên Tuyn, 30 khẩu súng trường Mát; 15 thùng đạn tiểu liên và súng trường.
D. Ngày 15/8/1959; 30 khẩu tiểu liên Tuyn, 30 khẩu súng trường Mát; 20 thùng đạn tiểu liên và súng trường.

_____________

Xem thêm:

1. Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024)

2. Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

3. Hướng về Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác giả: Tuấn Ngọc

Nguồn tin: thongtintuyengiao.gialai.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 185 trong 37 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 37 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây