Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Quy định chức danh, một số chế độ phụ cấp, việc kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khu phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Trong đó, bài học về xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và nhân lên trong bối cảnh hiện nay nhằm phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện khát vọng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
Là Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta di sản tinh thần quý báu, tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân. Sự nghiệp vẻ vang của Tổng Bí thư Trần Phú đã góp phần quan trọng xây dựng nền tảng chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng ta, hình thành con đường cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Khi hạ quyết tâm chiến lược tiến công tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, một trong những vấn đề lớn được Trung ương Đảng quan tâm chỉ đạo là việc cung cấp, tiếp tế lương thực và đạn dược, bảo đảm đường sá cho hàng vạn bộ đội thuộc các đơn vị chủ lực chiến đấu xa hậu phương trong một thời gian dài.
Từ một thanh niên trí thức yêu nước nhiệt thành, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đồng chí Trần Phú đã trở thành người cộng sản ưu tú và là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta. Với 27 năm tuổi đời, hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư (từ tháng 10/1930 đến tháng 4/1931), đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ Đảng mới ra đời.
Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu và chiến dịch truyền thông "Khát vọng hùng cường" nhằm phát huy khả năng sáng tạo, vai trò tiên phong xung kích của đoàn viên, thanh niên Khối các cơ quan Trung ương, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, đi vào lịch sử nhân loại như một trong những chiến công thần kỳ của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc của nhân dân toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử.
Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.
Dinh Độc Lập, nay có tên là Hội trường Thống nhất, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng lịch sử đặc biệt về nền hòa bình dân tộc.
Chúng ta luôn tự hào và tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam” của Đảng. Từ đó, nhận diện và kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ đường lối đối ngoại của Đảng, cũng chính là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.
Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng nhiều tin đồn xuyên tạc sự thật, với tần suất lan truyền chóng mặt, gây tác hại đến công chúng tiếp nhận thông tin. Thực chất thì những thông tin xấu độc dạng tin đồn lan truyền trên không gian mạng xã hội không có gì mới, vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới”.
Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Cục Điện ảnh sẽ tổ chức "Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" từ ngày 24-30/4/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve 1954.
Phương pháp Hồ Chí Minh về dân vận luôn là sợi chỉ đỏ soi sáng, dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng phương pháp dân vận Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần gương mẫu, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, tập hợp quần chúng.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ là nhiệm vụ cốt yếu trong công tác xây dựng Đảng, cần được quan tâm tiến hành thường xuyên, khoa học. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đóng góp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cán bộ trẻ là rất to lớn, thể hiện nổi bật, sắc nét ngay từ đầu trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng. Những bài học kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ mà Người để lại là tài sản vô giá, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn.