Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa' theo chuẩn mực đạo đức cách mạng".
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, bên cạnh việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, cần có chế tài, hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ sức răn đe, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên vi phạm chuẩn mực đạo đức cách mạng.
Đạo đức cách mạng là gốc, là phẩm chất nền tảng của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(1); “không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(2). Quán triệt tinh thần đó, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9-5-2024, của Bộ Chính trị, về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” ra đời có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phát huy sức mạnh nội sinh của Đảng và cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.
Ngày 3/7, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ký ban hành Hướng dẫn số 159-HD/BTGTW, hướng dẫn thực hiện Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung Hướng dẫn số 159-HD/BTGTW.
Bài viết tập trung làm rõ sự phát triển nhận thức lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, khẳng định ý nghĩa thực tiễn đối với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới là sự kế thừa, chắt lọc, làm mới những yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu ra; không chỉ đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, mà còn là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, thường xuyên, lâu dài đặt ra đối với cán bộ, đảng viên.
Triết học Mác ra đời là tuyên bố khoa học, cách mạng, nhân bản về vấn đề giải phóng con người. Giải phóng con người và con người được giải phóng không chỉ là tôn chỉ, mục tiêu của cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Đây là cuộc cách mạng toàn diện, hoàn bị nhất trong lịch sử nhân loại nhằm đưa con người đến với “vương quốc của tự do”. Quan điểm của C.Mác về giải phóng con người là một thành tố quan trọng trong lý luận và thực tiễn giải phóng con người của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị có tính hệ thống, khái quát, cập nhật và góp phần đồng bộ với các quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; có tính liên thông với các quy định về những điều đảng viên không được làm, về nêu gương của Đảng. Làm rõ những điểm mới, cốt lõi trong Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hành động, góp phần đưa các chuẩn mực đạo đức cách mạng giai đoạn mới nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Nhằm tuyên truyền, giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân nâng cao nhận thức, nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, vừa qua, Ban Chỉ đạo 35-57 tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nhận diện những mối quan hệ lớn trong thực tiễn, nhận thức về các mâu thuẫn nảy sinh là con đường từ lý luận đến thực tiễn. Việc kết hợp giữa lý luận khoa học và thực tiễn cách mạng là để nhìn nhận rõ bản chất của sự việc, cung cấp tư duy đúng đắn, gợi mở những giải pháp nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Thước đo năng lực cầm quyền của Đảng là ở chỗ: kinh tế của đất nước phát triển bền vững; chính trị ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, ấm no, hạnh phúc; văn hóa, xã hội, con người ngày càng văn minh, tiến bộ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thực chất.
Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương.
* Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Ngày 20/6, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 158- HD/BTGTW về tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.
* Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:
Bản tin phục vụ sinh hoạt chi bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy luôn là các ấn phẩm chính thống, đáng tin cậy trong thực hiện công tác tư tưởng của Đảng.
Ngày 11/6, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết, biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết 33-NQ/TW) và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hóa, văn nghệ của Đảng, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân Tây Ninh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đã được nâng lên, nhất là những nhiệm vụ mới xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, phát triển công nghiệp văn hóa; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đã tròn 76 năm kể từ ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948), song những chỉ dẫn của Người về Thi đua yêu nước vẫn mang đậm ý nghĩa chính trị và tinh thần to lớn, luôn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, thúc giục tinh thần thi đua yêu nước trong mỗi người dân đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
76 năm đã trôi qua (11/6/1948 – 11/6/2024), “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, luôn thúc giục lòng yêu nước, tinh thần thi đua ái quốc của mỗi người dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.