Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải được triển khai một cách chắc chắn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo đó, không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như các dịch vụ công đối với người dân đứt gãy, gián đoạn.
Tại Phiên họp, với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý để Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc giảm tiền thuê đất năm 2024.
Nghị quyết liên tịch số 72/2025/NQLT/UBTVQH15-CP- ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã được ký ban hành.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 27/2/2025, tại Nhà Quốc hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Hai. Tại Hội nghị, các Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc thành lập 11 Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Quốc hội, bao gồm:
Ngày 19/02/2025, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 190/2025/QH15 quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 70/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030.
Sau 6,5 ngày làm việc (từ ngày 12 đến sáng ngày 19/2/2025) nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình với việc xem xét, thông qua 4 Luật, 5 Nghị quyết và tiến hành công tác nhân sự để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15; thông qua 6 Nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án quan trọng.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 19/2/2025, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.
Sáng 19/2, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV và bế mạc. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc kỳ họp. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Với 454/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng nay (19/2), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 19/2, Quốc hội đã chính thức thông qua dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với 458/459 phiếu tán thành.
Ngày 19/2, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 459/461 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có mặt tham gia biểu quyết tán thành với việc thông qua Luật này, chiếm tỷ lệ 96,03%.
Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.