Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Trong quản trị quốc gia, văn hóa được nhìn nhận là một mục tiêu bên cạnh chính trị, kinh tế, xã hội. Nhưng hơn thế, văn hóa cần phải được nhìn nhận rõ là một động lực quan trọng để quản trị hiệu lực, hiệu quả. Khi quản trị quốc gia vận hành dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực, chính là đang dựa trên các giá trị nền tảng để xác lập giá trị cốt lõi.
Với chủ đề “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX là sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Triển lãm sách tài liệu “Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam” giới thiệu khái quát về các giá trị văn hóa và gia đình Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử; về vai trò của văn hóa trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam; về sức mạnh và trí tuệ của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin phát triển bùng nổ; xu hướng cá nhân hoá thông tin ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội; các thế lực thù địch không ngừng chống phá quyết liệt, bằng mọi hình thức, thủ đoạn. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác dư luận xã hội (DLXH) ) phải dự báo sớm, chính xác, làm chủ tình hình, định hướng DLXH để tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 80 - HD/BTGTW về hướng dẫn báo chí tuyên truyền kết quả một năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tổ chức ngày 24/11/2021; những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác truyền thông chính sách để người dân hiểu, tự giác tham gia xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, được thụ hưởng các chính sách và phản hồi để phát huy hoặc hoàn thiện chính sách...
Trong tiến trình lịch sử, nông thôn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời là nơi sản sinh, hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, góp phần kiến tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nông thôn vẫn tiếp tục khởi sắc song cũng chịu không ít sức ép, khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát huy, phát triển.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, khi chỉ ra nguyên nhân của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên, Đảng ta đã nói tới những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) ở Việt Nam thời gian qua. Điều đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết là cần phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT.
Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11) đã trở thành ngày truyền thống thắp sáng ngọn lửa văn hoá dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng kêu gọi Hiệp hội, các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng hãy chung tay cùng Bộ trong quá trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
Công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) và truyền thông chính sách về ANTT thời gian tới có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức mới. Bộ Công an tiếp tục xác định truyền thông chính sách là một bộ phận quan trọng trong công tác hoàn thiện thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược đã được đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 28/11 đến 04/12/2022. Đây là lễ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt. Do đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa để phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 80 - HD/BTGTW về hướng dẫn Báo chí tuyên truyền kết quả 01 năm thực hiện Kết luận của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tổ chức ngày 24/11/2021; những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.
Gần 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, đồng chí Võ Văn Kiệt từng được trao giữ nhiều trọng trách lãnh đạo Đảng và chính quyền.
Bắt đầu từ năm 2005, ngày 23/11 hằng năm được chọn là "Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam".
Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt - gần một thế kỷ là vô cùng phong phú, sinh động, thể hiện trên nhiều lĩnh vực và trải dài trên cả ba miền đất nước.
Hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ là căn cốt, là nguồn sáng soi rọi, dẫn dắt đội ngũ sáng tác, quảng bá và công chúng văn nghệ; là thước đo giá trị đích thực của tác phẩm theo tinh thần tự nguyện, tự do, dân chủ, nhân văn.