Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, cần tuân thủ những khuyến cáo của ngành y tế để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp khi tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận một bệnh nhân tử vong và tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) ghi nhận một ca bệnh có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong trên. Tiếp xúc gần với người mắc bệnh; tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi thở, ho, hắt hơi... là các đường lây truyền bệnh bạch hầu.
Những điều cần biết về thời kỳ ủ bệnh và biến chứng của bệnh bạch hầu: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh bạch hầu thường từ 2 đến 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau (cổ bạnh), tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%.
Phòng, chống bệnh bạch hầu:
Trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng phòng, chống bệnh bạch hầu: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trẻ em dưới 1 tuổi cần bắt đầu được tiêm chủng phòng, chống bệnh bạch hầu bằng vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều.
Lịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn: Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng cần tiêm các mũi cơ bản và tiêm nhắc lại theo chỉ định của chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
1. Triệu chứng và cách phòng chống bệnh bạch hầu
Tác giả: Phương Thảo
Nguồn tin: vnanet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn