Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, được hình thành trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua, về thi đua xã hội chủ nghĩa, về vai trò của quần chúng kết hợp với truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc và thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các phong trào thi đua yêu nước trong nhiều thập kỷ qua đã bám sát yêu cầu thực tiễn đất nước, gắn bó mật thiết với quyền lợi và cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các phong trào tình nguyện ở miền Bắc như “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước”... hòa nhịp với các phong trào ở miền Nam như “Năm xung phong” ... đã tạo nên không khí hào hùng của cuộc cách mạng, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, các phong trào thi đua ái quốc đã được phát động và lan rộng khắp các vùng miền, cuốn hút, cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước hăng say lao động, thực hành tiết kiệm, chống giặc đói, giặc dốt, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm..., làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
75 năm sau khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
Để phát huy hơn nữa giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, nâng tầm văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” trở thành di sản của quốc gia, dân tộc, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cần ra sức thi đua, tiến quân vào khoa học công nghệ, làm chủ vũ khí, trang bị, kỹ thuật hiện đại...
Cách đây 112 năm, ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành, bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.
Tối 4/6/2023, Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Ý chí Việt Nam”. Đây là sự kiện chính trị - xã hội đặc biệt nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp uỷ, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng mô hình, điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của ngành, địa phương.
Đạo đức nói chung là một phẩm chất cao quý nhất của con người, nói rộng ra là của xã hội loài người, kể từ thời cộng sản nguyên thủy, thời nô lệ, đến thời phong kiến, thời tư bản chủ nghĩa và thời xã hội chủ nghĩa ngày nay. Tất nhiên, nội hàm của chuẩn mực của đạo đức qua các thời kỳ tuy có điểm tương đồng, nhưng không phải không có nhiều khác biệt.
Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã mãi đi xa, nhưng di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Người để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, tư tưởng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên là tư tưởng cơ bản, có giá trị to lớn đối với mọi giai đoạn cách mạng.
Yêu thương con người là một trong những điểm đặc sắc để làm nên một Hồ Chí Minh - một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX. Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn được UNESCO vinh danh là nói đến tình yêu thương con người rộng lớn, sự cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ đau của mỗi thân phận người nói chung, của đồng bào, đồng chí nói riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, một lãnh tụ thiên tài, nhưng đồng thời cũng là một người rất gần gũi với nhân dân. Đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính” là một thực hành nổi bật và xuyên suốt cuộc đời Bác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, một lãnh tụ thiên tài, nhưng cả cuộc đời Người sống vô cùng giản dị. Nằm khiêm tốn dưới những tán cây xanh trong khu vườn Phủ Chủ tịch là ngôi nhà sàn Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong 11 năm cuối cùng.
Hướng tới kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) là dịp để chúng ta tưởng nhớ, biết ơn những tư tưởng tiến bộ, những đóng góp vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị to lớn trong lịch sử, mà còn là kim chỉ nam soi sáng con đường bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.
Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
Đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay là nhờ sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, tỏ rõ hồn cốt, bản sắc, nét riêng, là “Made in Việt Nam”. Vậy nên hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại, trong tư tưởng của Người về học tập suốt đời khái quát hết các lĩnh vực của học tập: trách nhiệm phải học tập; mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp, hình thức học tập suốt đời. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập suốt đời còn nguyên tính thời sự và là cơ sở cho công tác xây dựng xã hội học tập ngày nay.
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2023), là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi tổ chức Đảng thấm nhuần tư tưởng, tự soi rọi lại mình, tiếp tục thực hiện nhằm tăng thêm ý chí, quyết tâm và sức mạnh đưa đất nước phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới như Bác hằng mong muốn. Cuộc đời 79 mùa xuân của Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của tư tưởng đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.
Bác Hồ là lãnh tụ nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, tư tưởng với hành động, nói đi đôi với làm. Kết quả, hiệu quả hành động là thước đo lời nói. Con đường dẫn đến hiệu quả của hành động bắt đầu từ dám nghĩ và quá trình hành động cần trí tuệ, bản lĩnh dám nói. Đại hội XIII đặt “dám nghĩ, dám nói” lên đầu trong “thất dám” là trở về với di sản Hồ Chí Minh.