Ngày 10/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch số 3892/KH-UBND về việc thúc đẩy nâng cao các chỉ số về Chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025
Căn cứ Nghị Quyết 02-NQ/TU ngày 26/01/2021 của Tỉnh ủy Tây Ninh về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh - DTI 202 1 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Ngày 10/11/2022, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch số 3892/KH-UBND thúc đẩy nâng cao các chỉ số về Chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 với các nội dung như sau:
I. Mục tiêu đến năm 2025
Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số DTI của tỉnh vào nhóm khá, trong đó:
+ Trụ cột Chính quyền số vào nhóm 25 tỉnh/thành phố dẫn đầu hoặc có điểm số trung bình lớn hơn trung bình cả nước;
+ Trụ cột Kinh tế số vào nhóm 30 tỉnh/thành phố hoặc có điểm số trung bình lớn hơn trung bình cả nước;
+ Trụ cột xã hội số vào nhóm 30 tỉnh/thành phố hoặc có điểm số trung bình lớn hơn trung bình cả nước.
II. Phân tích, đánh giá chỉ số DTI tỉnh Tây Ninh năm 2021 và giải pháp khắc phục, thúc đẩy nâng cao các chỉ số
- Năm 2021 là năm thứ 2 Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá chỉ số chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên Bộ chỉ số năm 2021 khác so với năm 2020 là dựa vào Quyết định 922/QĐ-BTTTT, ngày 20/5/2022.
- Năm 2021, Bộ TTTT đánh giá xếp hạng CĐS cấp tỉnh: Thứ bậc xếp hạng DTI của các địa phương mức trung bình là 0,4595 điểm, Tây Ninh vị trí số 44với0,3426điểm, tăng 2 bậc so với năm 2020 (xếp 46 với0.2686 điểm).Tuy nhiên mức độ tăng trưởng chỉ 27,55% (cả nước là 32,7%)
Xếp hạng các chỉ số chính như sau:
Kết quả cho thấy các chỉ số về Nhân lực số, Nhóm chỉ số hoạt động của Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số còn rất thấp. Trong khi đó các chỉ số về an toàn thông tin, thể chế và nhận thức ở mức khá tốt.
Xếp hạng theo 03 trụ cột như sau:
Kết quả cho thấy các chỉ số về Nhân lực số, Nhóm chỉ số hoạt động của Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số còn rất thấp. Trong khi đó các chỉ số về an toàn thông tin, thể chế và nhận thức ở mức khá tốt.
Xếp hạng theo 03 trụ cột như sau:
Kết quả đánh giá theo 03 trụ cột cho thấy tỉnh đã cải thiện được về điểm số của cả 03 trụ cột, cũng như cải thiện tốt thứ hạng về Kinh tế số, xã hội số.Điểm số Chính quyền số vẫn cao nhất thể hiện việc thừa hưởng các kết quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN trong những năm qua.
2.1. Đánh giá chỉ số “Nhận thức số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,7 điểm, hạng 27, cụ thể:
b) Giải pháp
- Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo CĐS tỉnh ký các chương trình, kế hoạch, đề án về chuyển đổi số;
- Đài Phát thành và Truyền hình Tây Ninh, Báo Tây Ninh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng về chuyển đổi số và tăng tần suất phát các chương trình liên quan về CĐS ít nhất 01 lần/tuần;
- Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc; Chủ tịch UBND cấp huyện - Trưởng ban chỉ đạo CĐS cấp huyện chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh cấp huyện, cấp xã xây dựng các chuyên trang về CĐS và tăng tần suất phát về CĐS trên các hệ thống truyền thanh cơ sở ở địa phương ít nhất 01 lần/tuần.
2.2. Đánh giá chỉ số “Thể chế số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,5 điểm, hạng 23, cụ thể:
b) Giải pháp
- Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tham mưu sớm ban hành các chính sách theo hướng dẫn của Bộ TTTT. Cụ thể tham mưu sớm ban hành các chính sách thuê chuyên gia công nghệ số; chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT; chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu các giải pháp để nâng cao chất lượng các hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn phổ biến, quán triệt về chuyển đổi số.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tham mưu bố trí ngân sách đảm bảo chi cho chuyển đổi số của tỉnh với tỷ lệ khoảng 1% tổng chi ngân sách hàng năm và giai đoạn 2021-2025.
2.3. Đánh giá chỉ số “Hạ tầng số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,4866 điểm, hạng 29, cụ thể:
b) Giải pháp:
- Sở Thông tin và Truyền thông sớm tham mưu UBND tỉnh lựa chọn, công bố các nền tảng dùng chung theo khuyến nghị của Bộ TTTT; Đồng thời tham mưu nâng cấp, bổ sung trung tâm dữ liệu của tỉnh đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây và kết nối với hệ thống điện toán đám mây của Chính phủ khi có có hướng dẫn; Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trong năm 2023;
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở xây dựng, Sở GTVT và các sở ngành, địa phương sớm tham mưu xây dựng nền tảng bản đồ số dùng chung của tỉnh trong năm 2023, cung cấp giao diện lập trình ứng dụng (APIs) có thể tích hợp vào nhiều ứng dụng khác nhau phục vụ bài toán quản lý nhà nước liên quan đến bản đồ số trên địa bàn tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật dữ liệu ngành, địa phương vào các nền tảng dùng chung khi triển khai; Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số phát triển kinh tế số, xã hội số ở ngành, địa phương, nhất là các nền tảng phục vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh; hộ gia đình có cáp quang trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.
2.4. Đánh giá chỉ số “Nhân lực số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,0777 điểm, hạng 54, cụ thể:
b) Giải pháp:
- Các địa phương rà soát, quyết định thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, chỉ đạo hoạt động hiệu quả các tổ công nghệ số cộng đồng, tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn trực tuyến trên cổng đào tạo https://onetouch.mic.gov.vn/ của Bộ TTTT theo các chương trình Bộ TTTT tổ chức; ưu tiên tuyển dụng, bố trí cán bộ chuyên trách về CĐS, an toàn thông tin mạng,…; cử CBCCVC tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về CĐS do tỉnh tổ chức, đồng thời hàng năm chủ động tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ ở địa phương ( ngoài các chương trình chung của tỉnh ); Phối hợp triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho công dân trên địa bàn.
- Sở Thông tin và Truyền thông sớm tham mưu UBND quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số vào Chức năng, nhiệm vụ của Sở; Tham mưu thành lập Trung tâm chuyển đổi số trên cơ sở kiện toàn trung tâm trực thuộc Sở hoặc tham mưu đổi tên phòng chuyên môn thuộc Sở thành phòng chuyển đổi số thuộc Sở.
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các sở, ngành liên quan sớm tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực CNTT, ATTT phục vụ chuyển đổi số của tỉnh.
- Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB-XH theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoặc tham mưu UBND tỉnh kế hoạch thúc đẩy tăng Tỷ lệ các cơ sở đào tạo cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở), đảm bảo tỷ lệ theo chương trình chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
2.5. Đánh giá chỉ số “An toàn thông tin mạng”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,3666 điểm, hạng 21, cụ thể:
b) Giải pháp:
- Các Sở, ngành, địa phương rà soát tham mưu quyết định ban hành cấp độ hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Bộ TTTT (Sở Thông tin và truyền thông hướng dẫn thực hiện) trong năm 2022; Đảm bảo 100% máy tính làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cơ quan, đơn vị phải cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và được kết nối về trung tâm giám sát ATTT mạng của tỉnh và của Bộ TTTT. Đảm bảo ATTT mạng ở cơ quan, đơn vị và địa phương mình, không để xảy ra tình trạng mất an toàn thông tin mạng và nhiễm mã độc; Kịp thời chỉ đạo tổ chức trực thuộc xử lý nhiễm mã độc theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND thực hiện đầy đủ các bước, giải pháp trong việc giám sát ATTT mạng các hệ thống thông tin của tỉnh như đảm bảo 04 bước ATTT, đánh giá HTTT hàng năm, kết nối báo cáo với hệ thống giám sát ATTT mạng Quốc gia, theo dõi, giám sát ATTT ở các cơ quan, đơn vị, địa phương,…; Tham mưu nâng cao chất lượng đội ứng cứu ATTT mạng của tỉnh.
- Sở Tài chính, Sở KH-ĐT tham mưu bố trí ngân sách thực hiện công tác đảm bảo ATTT mạng của tỉnh theo đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định. Đảm bảo chi cho ATTT mạng không dưới 10% tổng chi cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của tỉnh.
2.6. Đánh giá chỉ số “Hoạt động Chính quyền số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,3283 điểm, hạng 50, cụ thể:
b) Giải pháp:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu nâng cấpCổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định của Bộ TTTT; Xây dựng cổng dữ liệu mở của tỉnh và kết nối với cổng dữ liệu mở quốc gia, đưa các dữ liệu mở của tỉnh lên cổng và tham mưu ban hành quy định chia sẻ dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp ( hoàn thành trong năm 2023 ); Triển khai đầy đủ và hiệu quả việc liên thông các dịch vụ dữ liệu từ LGSP qua NDXP để khai thác các CSDL của các Bộ, ngành ở Trung ương.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu xây dựng mới các nền tảng gồm: nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn Tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước; nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu đơn giản hóa giao diện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để người dân dễ dàng tiếp cập
- Các huyện, thị xã, thành phố triển khai hệ thống hội nghị truyền hình đến cấp xã, tích hợp chung với hệ thống của tỉnh. Tăng cường sử dụng hệ thống HNTH tổ chức họp trực tuyến từ cấp huyện tới cấp xã (Hoàn thành việc triển khai trong năm 2022).
- Các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã nhanh chóng hoàn thành việc rà soát lại các TTHC đủ điều kiện thực hiện toàn trình (hay mức độ 4) gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh công bố lại danh mục TTHC thực hiện toàn trình, góp phần tăng tỷ lệ DVC trực tuyến được tích hợp lên Cổng DVC quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Tăng tỷ lệ giải quyết TTHC trực tuyến lên trên 50% vào cuối năm 2022, 80% vào cuối năm 2025.
- Các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết sử dụng dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) trong việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; Tăng tỷ lệ trả kết qủa TTHC qua BCCImỗi năm thêm 10%. Đề nghị Bưu điện tỉnh ( đơn vị được Chính phủ giao thực hiện dịch vụ BCCI ) có giải pháp nhân sự, thiết bị,… để phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thực hiện.
2.7. Đánh giá chỉ số “Hoạt động kinh tế số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,2479 điểm,hạng 58, cụ thể:
b) Giải pháp:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện xác định các chỉ số như tỷ trọng kinh tế số trong GRDP; Tham mưu triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh;
- Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì tham mưu việc thúc đẩy và xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số, tiếp cận và tham gia chương trình SMEdx; doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; Xác định tổng kinh phí đầu tư cho kinh tế số hàng năm.
- Sở Tài chính xác định tổng kinh phí chi thường xuyên cho kinh tế số hàng năm.
- Đề nghị Cục thuế tỉnh có giải pháp thúc đẩy và xác định tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử hàng năm.
- Bưu điện tỉnh, chi nhánh bưu chính Viettel Tây Ninh có giải pháp thúc đẩy nhanh việc giao dịch trên sàn thương mại điện tử vỏ sò và Postmart, nhằm tăng tỷ lệ các giao dịch trên các sàn TMĐT do mình quản lý.
2.8. Đánh giá chỉ số “Hoạt động xã hội số”
a) Đánh giá chung: Đạt 0,1777 điểm, hạng 58, cụ thể:
b) Giải pháp
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì cùng các Sở, ngành, địa phương thúc đẩy tuyên truyền, hướng dẫn người dân về kỹ năng số cho người dân thông qua các tổ công nghệ số cộng đồng ở cấp xã, cấp ấp và tổ dân cư.
- Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường các giải pháp tạo sự thuận lợi cho người dân tham gia giải quyết các vấn đề của địa phương trên nền tảng số, không gian mạng.
- Các Sở, ngành và các địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề góp ý, thắc mắc của người dân chất lượng, kịp thời tạo niềm tin cho người dân tham gia xây dựng chính quyền và giải quyết các vấn đề của địa phương trên nền tảng số, không gian mạng nhiều hơn.
- UBND cấp xã phấn đấu mỗi đơn vị có một tài khoản AO zalo thường xuyên cập nhật các thông tin chính sách mà quần chúng quan tâm; Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp với bộ phận “một cửa” tại UBND cấp xã để tuyên truyền hướng dẫn người dân đến làm thủ tục hành chính tạo tài khoản định danh điện tử, chữ ký số.
III. Nhiệm vụ, giải pháp chung cải thiện chỉ số DTI giai đoạn 2022-2025
3.1. Chính quyền số
-Tăng cường cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế-xã hội;
- Cơ quan Nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn,...
3.2. Kinh tế số
- Xây dựng và triển khai các văn bản định hướng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của tỉnh.
- Tổ chức, nhân sự và mạng lưới doanh nghiệp kinh tế số.
- Bố trí ngân sách cho phát triển kinh tế số.
- Xây dựng, số hóa các hạng mục dữ liệu; Mức độ khai thác, sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp; Nâng cao mức độ thuận tiện, hiệu quả của dữ liệu do cơ quan nhà nước cung cấp.
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án phát triển doanh nghiệp công nghệ số; ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động kinh doanh số, thương mại điện tử; Triển khai công nghệ nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh ưu tiên chuyển đổi số như y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, nông nghiệp,...
- Triển khai các giải pháp an toàn, an ninh mạng hỗ trợ cho các doanh nghiệp; Tuyên truyền, tập huấn nhằmnâng cao khả năng bảo vệ, ứng cứu sự cố, xử lý tấn công mạng của doanh nghiệp.
-Xây dựng giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số và kinh doanh số; đào tạo kỹ năng về kinh tế số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.3. Xã hội số
- Xây dựng và triển khai các văn bản định hướng về phát triển xã hội số ở tỉnh và ở từng địa phương.
- Bố trí ngân sách cho phát triển xã hội số.
- Xây dựng, số hóa các hạng mục dữ liệu; Mức độ khai thác, sử dụng dữ liệu cho người dân; Nâng cao mức độ thuận tiện, hiệu quả của dữ liệu do cơ quan nhà nước cung cấp cho người dân.
- Hướng dẫn, tập huấn, phổ biến kiến thức về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng; kiến thức về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
- Xây dựng giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số và kinh doanh số; đào tạo kỹ năng về kinh tế số cho người dân trên địa bàn tỉnh.
IV. Tổ chức thực hiện
4.1. Văn phòng UBND tỉnh
- Tham mưu, sắp xếp lịch để lãnh đạo tỉnh tham gia các hội nghị, hội thảo về CĐS; chủ trì, chỉ đạo các cuộc họp liên quan đến cơ chế, chính sách, đề án, kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Tham mưu các nội dung về ứng dụng nền tảng số, công nghệ số phục vụ CCHC của tỉnh.
4.2. Sở Thông tin và Truyền thông
Ngoài việc thực hiện những nội dung được phân công chi tiết ở mục II, cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Là cơ quan thường trực về chuyển đổi số của tỉnh, tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình, chiến lược Quốc gia về xây dựng và phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Hàng năm có đánh giá cụ thể chi tiết những việc làm được, chưa được và tham mưu lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện.
4.3. Các Sở, ngành và các địa phương
Các Sở, ngành và các địa phương: Ngoài việc thực hiện những nội dung được phân công chi tiết ở mục II, cần phải tập trung những nhiệm vụ sau:
-Sự vào cuộc quyết liệt của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi số. Người đứng đầu phải chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Trực tiếp chủ trì xây dựng các kế hoạch chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực giai đoạn 5 năm và hàng năm. Đẩy nhanh việc xây dựng CSDL của ngành để tích hợp, chia sẻ với các cơ quan ở Trung ương, các cơ quan ở địa phương, và đặc biệt là tham mưu UBND tỉnh mở dữ liệu ngành cho người dân, doanh nghiệp cùng khai thác, chia sẻ và cập nhật.
- Các địa phương như TP.Tây Ninh, Thị xã Hoà Thành, Thị xã Trảng Bàng nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh ở địa phương.
- Các ngành, địa phương quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; Đào tạo kỹ năng số, kỹ năng an toàn thông tin cho CBCCVC trên địa bàn.
Tác giả: Lam Lê (Tổng hợp)
Nguồn tin: OA HCC Tây Ninh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn