Trong các bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh chữ "thật". Người yêu cầu mọi việc đúng đắn phải được làm "thật sự". Trong những dòng Di chúc thiêng liêng, Người 5 lần dùng chữ "thật". Những chữ "thật" của Người có thông điệp sâu sắc về công tác xây dựng Đảng và trách nhiệm của Đảng với nhân dân.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, từ đó bảo đảm sự công bằng, dân chủ và tăng cường trách nhiệm của công dân; góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm quyền công dân, quyền con người, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp.
Đảm bảo thực hiện các quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực văn hoá được Việt Nam xác định là nghĩa vụ quốc gia. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để đảm bảo, thúc đẩy quyền được tham gia vào các hoạt động của đời sống văn hóa và bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số.
Sáng 4/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Jakarta, Indonesia từ ngày 4 - 7/9/2023 theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị cấp cao liên quan.
Thời tiết trong hai ngày đầu nghỉ Lễ 2/9 khá thuận lợi. Nhiều điểm du lịch hàng đầu cả nước như: Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tây Ninh, Phú Quốc,...đã ghi nhận không khí sôi động với hàng ngàn lượt khách mỗi ngày.
Trong bối cảnh số lượng khách đặt tour du thuyền tăng mạnh trở lại sau đại dịch COVID-19, du thuyền The Icon of the Seas lớn nhất thế giới của hãng Royal Caribbean sẽ chính thức khởi hành chuyến đi đầu tiên vào tháng 1/2024.
Ngày 3/9/2023, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên Mặt Trăng và chuyển sang chế độ chờ.
Trong bối cảnh quốc tế bấp bênh và rủi ro hơn, điều mà giới kinh doanh gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), kinh tế Việt Nam đã duy trì được sự ổn định. Tuy nhiên, thách thức còn rất lớn, đòi hỏi cần thúc đẩy các cải cách mạnh hơn để khắc phục những bất cập. Đặc biệt, nếu không tăng tốc khâu thực thi chính sách sẽ khó đạt được các mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của người dân và doanh nghiệp, trong đó các lực lượng chức năng làm nòng cốt là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia vừa qua.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến các quyền tự do, bình đẳng trong kết hôn và lập gia đình không có sự phân biệt giữa người dân tộc thiểu số với người dân tộc đa số.
Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) ra đời từ năm 1965. Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và đã 4 lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Hơn 40 năm qua, Việt Nam luôn quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật và các thiết chế bảo đảm, thúc đẩy quyền bình đẳng của người dân tộc thiểu số.
Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) là một trong 5 Công ước quốc tế cơ bản của Liên hợp quốc về nhân quyền, được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, có hiệu lực từ ngày 04/01/1969. Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1982.
Thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức các phiên họp về xây dựng dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), tập trung vào 4 nhóm chính sách: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác.
“Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Việt Nam luôn coi trọng công tác tuyên truyền về nhân quyền, trong đó, tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài. Kết quả tuyên truyền về quyền con người là một trong những tiêu chí khách quan đánh giá hiệu quả công tác quyền con người của các cấp, các ngành.
Theo báo cáo Expat Insider 2023 do tổ chức InterNations công bố, Việt Nam nằm trong top 15 nơi tốt nhất dành cho người nước ngoài đến làm việc và sinh sống.
Giới chuyên gia nhận định trí tuệ nhân tạo (AI) có những tiềm năng to lớn song cũng ẩn chứa không ít rủi ro. AI có thể được ứng dụng để giúp xóa đói giảm nghèo, chữa ung thư, chống biến đổi khí hậu... nhưng ngược lại, cũng có thể gây ra "những hậu quả rất nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu".
Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 02/9/1945) là thành quả của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, của toàn dân tộc Việt Nam sau gần 100 năm "dưới các xiềng xích thực dân" và "mấy mươi thế kỷ" dưới chế độ quân chủ. 78 năm đã trôi qua, trong tâm thức mỗi người Việt Nam yêu nước vẫn còn vang vọng âm hưởng đanh thép chứa đựng ý chí quyết tâm sắt đá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể quốc dân đồng bào tuyên bố với thế giới trong bản Tuyên ngôn độc lập mùa thu năm ấy: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Sau 78 năm (2/9/1945-2/9/2023) ,từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, Việt Nam đã chuyển mình trở thành nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cách đây 78 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.