Theo báo cáo của công ty chăm sóc sức khỏe tinh thần lớn nhất châu Á Intellect tháng 4/2024, mức độ hài lòng tại nơi làm việc đang trong “quỹ đạo đi lên” trên toàn khu vực châu Á -Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam dẫn đầu với 65,09 điểm.
Nhật thực toàn phần ngày 8/4/2024 được đánh giá là lần nhật thực tuyệt vời nhất trong hàng trăm năm qua. Hàng triệu người ở miền bắc Mexico, Mỹ và đông nam Canada sẽ có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần với bóng tối bao trùm bầu trời ban ngày.
Ngày Sức khỏe Thế giới được tổ chức vào ngày 7/4 hằng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngày này ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức này xem như một cơ hội để thu hút cộng đồng quan tâm đến sức khỏe toàn cầu.
Ngày 2/4 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn và dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn.
Gmail ra đời đúng ngày 1/4/2004 và nhiều người nghĩ đó là trò đùa Cá tháng Tư của Google khi miễn phí 1 GB lưu trữ, gấp 100 lần dịch vụ khác.
Cuối năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận tầm quan trọng của các sáng kiến không rác thải và tuyên bố ngày 30/3 là Ngày quốc tế Không rác thải (Zero Waste Day 30/3).
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cuối tháng 3/2024 cho biết ít nhất 63.285 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên các tuyến di cư toàn cầu trong giai đoạn 2014-2023. Đa phần các trường hợp thiệt mạng hoặc mất tích (28.854 người) trên tuyến Địa Trung Hải, tiếp đến là châu Phi và châu Á.
Báo cáo thường niên Tình trạng Khí hậu Toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố tháng 3/2024 cho biết mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ vào năm 2023, đồng thời bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về nhiệt độ đại dương và tình trạng băng tan.
Lượng khí methane phát thải từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu đã tăng lên gần mức kỷ lục trong năm 2023.
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 21/3/2024 đã thông qua một nghị quyết tuyên bố 2025 là “Năm của Hòa bình và Niềm tin Quốc tế”.
Ngày 21/3/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) “an toàn, bảo mật và đáng tin cậy” để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.
(P3) -Thông báo về việc hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội mở tài khoản ngân hàng nhằm phục vụ công tác chi trả không dùng tiền mặt trên địa bàn Phường 3.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) được Liên hợp quốc chính thức công bố vào tháng 6/2012. Kể từ đó, ngày càng có nhiều người dân tin rằng thành công của một quốc gia nên được đánh giá bằng hạnh phúc của người dân.
Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra các thách thức an ninh phi truyền thống trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thực trạng này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của truyền thông như một yếu tố thúc đẩy sự tham gia, thu hút và trao quyền cho người dân trong quá trình xây dựng chính sách, hành động giảm thiểu và các giải pháp thích ứng với BĐKH.
Tháng 6/2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Lý do khiến 20/3 được chọn là Ngày Quốc tế Hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm.
Vào lúc 21h giờ Moskva ngày 17/3/2024 (01h giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại LB nga kéo dài trong 3 ngày từ 15-17/3.
Vào lúc 8h giờ địa phương ngày 15/3/2024 (3h cùng ngày theo giờ VN), các điểm bó phiếu đầu tiên tại Vùng Kamchatka của nước Nga đã mở cửa để người dân đến bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8.
Giá trị HDI của Việt Nam năm 2022 là 0,726, đứng thứ 107 trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến năm 2022, giá trị HDI của Việt Nam thay đổi từ 0,492 lên 0,726, tăng gần 50%. Vào những năm 1990 khi UNDP đưa ra chỉ số phát triển con người HDI, Việt Nam ở vị trí tương đối thấp trong bảng xếp hạng, nhưng đến nay Việt Nam đang ở giữa bảng xếp hạng và liên tục tiến bộ trong 30 năm qua.
Liên hợp quốc (LHQ) đầu tháng 3/2024 cảnh báo đến năm 2060, sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu có thể tăng 60%, làm cản trở việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu và tăng trưởng kinh tế.