Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Hiện nay, bên cạnh phần lớn người dân luôn ý thức gương mẫu, trách nhiệm khi phát ngôn thì đang xuất hiện tình trạng một số người, trong đó có cả cán bộ, công chức có những phát ngôn tùy tiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Ðảng, Nhà nước, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn từ các cơ quan chức năng cũng như sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn hiệu quả.
(P3) - Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tây Ninh tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật tháng 9 năm 2023 với chủ đề “Phòng, chống mại dâm”.
Quyền được chăm sóc y tế công cộng luôn được Việt Nam coi là một trong những quyền con người quan trọng, là cơ sở để thực hiện nhiều quyền con người khác. Việc thực hiện quyền được chăm sóc y tế công cộng cũng gắn liền với các quyền con người khác như: quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin...
Quyền được làm việc là một trong những quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm quyền lao động cho công dân là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của chế độ xã hội. Ở Việt Nam, quyền được làm việc của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp cùng nhiều văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm thực thi trong thực tiễn.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, từ đó bảo đảm sự công bằng, dân chủ và tăng cường trách nhiệm của công dân; góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm quyền công dân, quyền con người, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp.
Đảm bảo thực hiện các quyền của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực văn hoá được Việt Nam xác định là nghĩa vụ quốc gia. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để đảm bảo, thúc đẩy quyền được tham gia vào các hoạt động của đời sống văn hóa và bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số.
Sáng 4/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Jakarta, Indonesia từ ngày 4 - 7/9/2023 theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị cấp cao liên quan.
Thời tiết trong hai ngày đầu nghỉ Lễ 2/9 khá thuận lợi. Nhiều điểm du lịch hàng đầu cả nước như: Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tây Ninh, Phú Quốc,...đã ghi nhận không khí sôi động với hàng ngàn lượt khách mỗi ngày.
Trong bối cảnh quốc tế bấp bênh và rủi ro hơn, điều mà giới kinh doanh gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), kinh tế Việt Nam đã duy trì được sự ổn định. Tuy nhiên, thách thức còn rất lớn, đòi hỏi cần thúc đẩy các cải cách mạnh hơn để khắc phục những bất cập. Đặc biệt, nếu không tăng tốc khâu thực thi chính sách sẽ khó đạt được các mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến các quyền tự do, bình đẳng trong kết hôn và lập gia đình không có sự phân biệt giữa người dân tộc thiểu số với người dân tộc đa số.
Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) ra đời từ năm 1965. Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và đã 4 lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Hơn 40 năm qua, Việt Nam luôn quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật và các thiết chế bảo đảm, thúc đẩy quyền bình đẳng của người dân tộc thiểu số.
Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) là một trong 5 Công ước quốc tế cơ bản của Liên hợp quốc về nhân quyền, được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, có hiệu lực từ ngày 04/01/1969. Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1982.
Việt Nam luôn coi trọng công tác tuyên truyền về nhân quyền, trong đó, tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài. Kết quả tuyên truyền về quyền con người là một trong những tiêu chí khách quan đánh giá hiệu quả công tác quyền con người của các cấp, các ngành.
Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã ký ban hành văn bản số 311/CDLQGVN-QLLT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
(P3) - Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức Sàn giao dịch việc làm tại Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh.
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Để chính sách an sinh xã hội đến đúng đối tượng, đúng thời điểm và hiệu quả, Đảng ta đã rất quan tâm chú trọng các nguyên tắc bình đẳng, trong đó có bình đẳng giới, bảo đảm mọi người dân đều có quyền thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới.
Cùng với người trẻ thì người cao tuổi cũng chịu ảnh hưởng bởi những thông tin trên không gian mạng. Vì vậy, việc tổ chức chương trình tập huấn “Thanh niên hỗ trợ người cao tuổi phòng, chống thông tin xấu, độc trên không gian mạng” là rất cần thiết.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tôn giáo, trong đó Người đã để lại hệ thống tư tưởng có giá trị sâu sắc về Phật giáo. 77 năm qua, kể từ khi Người ký Sắc lệnh thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, đến nay, những quan điểm của Người về Phật giáo vẫn vẹn nguyên giá trị.