Cách đây 75 năm, ngày 15/10/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” - một tác phẩm tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng quan điểm mang tầm chiến lược về vai trò của nhân dân, về Nhà nước dân chủ.
Thông qua những tác phẩm như Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc và những bài nói, bài viết, những lần đi thăm Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong những năm 1945 -1969, Hà Nội luôn hiển hiện sâu đậm trong trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”(1), phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Và trong Di chúc, trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(2). Những chỉ dẫn của Người là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Để “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” thực sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu từng tổ chức cơ sở Đảng, từng cán bộ, đảng viên không chỉ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mà còn phải luôn hòa mình với quần chúng, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng để làm cho “dân tin, dân phục, dân yêu, dân giúp đỡ”.
Giá trị cốt lõi của văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” là phẩm chất nhân cách người quân nhân cách mạng, một nét đẹp đặc trưng, đặc sắc của văn hóa quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là sản phẩm riêng có của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam - Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ “Thủ đô kháng chiến”, ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã về thăm Đền Hùng. Tại đây, Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Có những kiệt tác nhờ kết tinh được các vẻ đẹp văn hóa của nhân loại, dân tộc và thời đại nên tỏa ra những ánh sáng đặc sắc, càng nhìn càng thấy mới mẻ, ý nghĩa. "Di chúc" của Bác Hồ là một tác phẩm như vậy!
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu, được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thực hiện di nguyện thiêng liêng của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - sự nghiệp vĩ đại của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ được biết đến qua những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn qua những tư tưởng tiến bộ về giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giới, đặc biệt là quyền tham chính của phụ nữ. Tư tưởng của Người về quyền tham chính của phụ nữ không chỉ thể hiện tinh thần nhân văn cao cả mà còn phản ánh một quan điểm xã hội tiến bộ, khi nhìn nhận vai trò và khả năng của phụ nữ trong việc xây dựng và phát triển đất nước trên mọi phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị.
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Giá trị cốt lõi của văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” là phẩm chất nhân cách người quân nhân cách mạng: “Bộ đội Cụ Hồ” - Một nét đẹp đặc trưng, đặc sắc của văn hóa quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là sản phẩm riêng có, vô cùng độc đáo của Quân đội cách mạng được mang tên lãnh tụ kính yêu: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, tại số nhà 248 và 250 ở đường Văn Minh, quận Việt Tú, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có hai ngôi nhà kết cấu gạch và gỗ ba tầng. Đây là di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Quảng Châu.
Phương pháp cách mạng là một bộ phận quan trọng trong di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng, dân tộc và Nhân dân ta. Quá trình vạch đường, chỉ lối và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã hình thành trong Hồ Chí Minh một phương pháp cách mạng thích hợp, đầy tính sáng tạo và nhạy bén. Bài viết tập trung làm rõ phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Bảo vật quốc gia cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại - bản Di chúc là một văn bản rất đặc biệt, là mẫu mực cho phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh. Như cách Người viết, Di chúc chỉ là “mấy lời để lại”, “tóm tắt vài việc” nhưng sự đơn giản ấy lại chứa đựng những điều lớn lao, vĩ đại của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - “Một con người biết nói lên những lời cần nói vào mỗi giai đoạn lịch sử, để động viên nghị lực, tập hợp lực lượng... Những lời nói giản dị, đúng mức, không văn hoa nhưng khắc sâu vào trái tim, khối óc của từng người...”(1).
Ngày 2/9/1969, từ biệt thế giới này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một di sản vô cùng quý giá - bản Di chúc lịch sử, một văn kiện ở tầm cương lĩnh về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, định hướng cho tương lai phát triển của dân tộc.
Từng lời, từng chữ trong Di chúc đều được Bác suy nghĩ kỹ và chỉnh sửa nhiều lần, với lời lẽ giản dị, dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc, chứa đựng những tư tưởng, mong ước, khát vọng lớn lao về một Tổ quốc mạnh giàu, về một Đảng vững mạnh, văn minh.
Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về cõi vĩnh hằng, nhưng những di huấn, tư tưởng của Người về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội vẫn vẹn nguyên giá trị, là sợi chỉ đỏ nhất quán, xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng, của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thấm nhuần và thực hiện nghiêm Di chúc của Người nói chung, về tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân nói riêng không chỉ giúp mỗi cán bộ, đảng viên rèn đức, luyện tài, tự soi, tự sửa mình, mà còn góp phần xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của Nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, căn dặn.
Với tập truyện ký "Theo dấu chân Người," GS.TS, nhà văn Trình Quang Phú đã tái hiện hành trình bôn ba năm châu bốn bể, đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1911-1941).