Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Tây Ninh tiếp tục tập trung xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức; quan tâm phát triển tổ chức cơ sở Đảng ở những nơi còn yếu và những khu vực còn nhiều dư địa phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên, dự kiến vào ngày 25/3/2024.
Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2022, Việt Nam đã tăng 8 bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107, tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao.
Hội Báo năm 2024 lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn báo chí toàn quốc vào ngày 15 và 16/3/2024, với các hoạt động nghiệp vụ quy mô, tầm vóc, cùng với sự tham dự của hơn 60 diễn giả là các nhà báo dạn dày kinh nghiệm, lãnh đạo cơ quan báo chí hàng đầu Việt Nam, các chuyên gia truyền thông quốc tế uy tín.
Để kịp thời triển khai sản xuất, bảo đảm Lễ phục K24 cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong toàn quân, trước mắt bảo đảm cho lực lượng diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cục Quân nhu tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ thuật sản xuất Lễ phục K24 đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất mặt hàng quân trang.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 diễn ra từ ngày 15 - 17/3/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngày hội lớn của những người làm báo trong cả nước.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 - ngày hội lớn của những người làm báo trong cả nước - do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ 15 - 17/3/2024, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”.
Giá trị HDI của Việt Nam năm 2022 là 0,726, đứng thứ 107 trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến năm 2022, giá trị HDI của Việt Nam thay đổi từ 0,492 lên 0,726, tăng gần 50%. Vào những năm 1990 khi UNDP đưa ra chỉ số phát triển con người HDI, Việt Nam ở vị trí tương đối thấp trong bảng xếp hạng, nhưng đến nay Việt Nam đang ở giữa bảng xếp hạng và liên tục tiến bộ trong 30 năm qua.
Những ngày tháng Ba, Gạc Ma - một cái tên luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hôm nay về một ký ức bi tráng không thể nào quên.
Cứ đến ngày 14/3 là muôn triệu người Việt Nam lại thành kính tri ân, tưởng nhớ 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh ở vùng biển đảo Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin của quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công tác nhân sự là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt"; phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn; phải rất tỉnh táo, tinh tường "đừng nhìn gà hóa cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín"; phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng.
Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân" năm 2024, sẽ được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, thời gian từ ngày 12/3 - 12/10/2024.
Ngày 13/3/1954, sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, quân ta nổ súng tiến công, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành 3 đợt. Sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 70 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi xa, chiến trường xưa hôm nay là những di tích lịch sử, những chứng tích với rất nhiều câu chuyện của một thời đạn bom, khói lửa khốc liệt: Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, đồi A1, hầm De Castries, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ…
Trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hậu cần Việt Nam đã làm nên một kỳ tích vượt ngoài dự tính của chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm cho quân đội và lực lượng vũ trang. Một trong những phương tiện góp phần vào thắng lợi ấy là những chiếc xe đạp thồ, được ví như “vua vận tải” của chiến trường.
Trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam lần đầu tiên có một tờ báo tổ chức xuất bản tại chiến trường, phát hành tại chiến trường. Đây là tờ báo của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sự sáng tạo của những người làm báo Việt Nam.
Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Với bộ đội ta, Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay; diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở, đường cơ động cho pháo khó khăn, thời gian chuẩn bị gấp; nhưng có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng.
Cách đây tròn 70 năm, ngày 11/3/1954, trong lúc toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Ðiện Biên Phủ đang nỗ lực tiến hành công tác chuẩn bị bước cuối cùng để nổ súng mở màn chiến dịch, thì nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến: "Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới".
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.