Ngày 2/9/1969, từ biệt thế giới này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một di sản vô cùng quý giá - bản Di chúc lịch sử, một văn kiện ở tầm cương lĩnh về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, định hướng cho tương lai phát triển của dân tộc.
Từng lời, từng chữ trong Di chúc đều được Bác suy nghĩ kỹ và chỉnh sửa nhiều lần, với lời lẽ giản dị, dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc, chứa đựng những tư tưởng, mong ước, khát vọng lớn lao về một Tổ quốc mạnh giàu, về một Đảng vững mạnh, văn minh.
Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về cõi vĩnh hằng, nhưng những di huấn, tư tưởng của Người về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội vẫn vẹn nguyên giá trị, là sợi chỉ đỏ nhất quán, xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng, của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thấm nhuần và thực hiện nghiêm Di chúc của Người nói chung, về tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân nói riêng không chỉ giúp mỗi cán bộ, đảng viên rèn đức, luyện tài, tự soi, tự sửa mình, mà còn góp phần xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của Nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, căn dặn.
Với tập truyện ký "Theo dấu chân Người," GS.TS, nhà văn Trình Quang Phú đã tái hiện hành trình bôn ba năm châu bốn bể, đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1911-1941).
Thấm nhuần và thực hiện nghiêm Di chúc của Người nói chung, về tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân nói riêng không chỉ giúp mỗi cán bộ, đảng viên rèn đức, luyện tài, tự soi, tự sửa mình, mà còn góp phần xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của Nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, căn dặn.
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên là một trong những nội dung lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Bản Di chúc lịch sử.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định công tác tôn giáo là yếu tố trọng yếu trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, Người đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng, là cơ sở, nền tảng để công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước được thực hiện hiệu quả. Trong bối cảnh mới, cần tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chỉ dẫn của Người để giải quyết hợp lý các vấn đề tôn giáo, góp phần xây dựng đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
Tiếp tục thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, với cơ hội và thách thức mới, lại càng đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng duy nhất cầm quyền không ngừng nâng cao nhận thức, không ngừng tự củng cố và phát huy cao hơn nữa sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng để đảm đương sứ mệnh cao cả của mình, để thật sự là “đạo đức, văn minh”, là người lãnh đạo xứng đáng và người phụng sự trung thành của Tổ quốc, của nhân dân.
“Phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân” là mục đích cả đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân chính là niềm trăn trở khôn nguôi trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh mà vô cùng vĩ đại của Người. Cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn không quên dặn lại: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”. (1)
Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc.
Không chỉ để lại một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc, Hồ Chủ tịch còn để lại một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng, đạo đức, phong cách của bậc vĩ nhân. Thực hiện chỉ dẫn của Người, rằng “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1), học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một giải pháp quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và rộng hơn là xây dựng con người Việt Nam.
Là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm là xây dựng được đội ngũ cán bộ Quân đội đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng; trong đó xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần là nội dung quan trọng, được đặt lên hàng đầu. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần cho đội ngũ cán bộ Quân đội có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Đại hội XIII của Đảng đề cập một cách sâu sắc, toàn diện mục tiêu, nội dung, biện pháp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nói chung, văn hóa công sở nói riêng; trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn. Xây dựng văn hóa công sở cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là một nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trong tình hình mới.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bài học “Dân là gốc”, “Nước lấy dân làm gốc” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ luôn khẳng định vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân - nền tảng của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, qua gần 40 năm đổi mới, những bài học về “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng được Đảng ta bồi đắp, hoàn thiện hơn cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Có thể khẳng định tư tưởng “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi còn nguyên giá trị. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, học tập và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa trong hoạt động công vụ trên môi trường số trước bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là đặc biệt quan trọng. Bài viết phân tích tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nêu lên sự vận dụng trong xây dựng văn hóa số nhằm thực thi công vụ hiệu quả trên môi trường số hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính là một biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Ngay sau khi Quy định số 144-QĐ/TW về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới” (Quy định số 144) được ban hành, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung trong Quy định. Do đó, cần nhận diện rõ mưu đồ của các thế lực thù địch để tiếp tục khẳng định bước phát triển trong quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Với truyền thống quê hương cách mạng trung dũng, kiên cường và những thành quả đạt được trong thời gian qua, các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, chung sức xây dựng quê hương Tây Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một hệ thống những luận điểm về mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay; đòi hỏi phải tiếp tục vận dụng sáng tạo, góp phần thiết thực vào công cuộc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong bối cảnh mới.