Ngay sau khi Quy định số 144-QĐ/TW về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới” (Quy định số 144) được ban hành, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung trong Quy định. Do đó, cần nhận diện rõ mưu đồ của các thế lực thù địch để tiếp tục khẳng định bước phát triển trong quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Với truyền thống quê hương cách mạng trung dũng, kiên cường và những thành quả đạt được trong thời gian qua, các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, chung sức xây dựng quê hương Tây Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một hệ thống những luận điểm về mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay; đòi hỏi phải tiếp tục vận dụng sáng tạo, góp phần thiết thực vào công cuộc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay.
Đạo đức cách mạng là gốc, là phẩm chất nền tảng của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(1); “không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(2). Quán triệt tinh thần đó, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9-5-2024, của Bộ Chính trị, về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” ra đời có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phát huy sức mạnh nội sinh của Đảng và cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh phải chăng để mỗi đảng viên, cán bộ học, thực hành làm gương và nêu gương một cách xứng đáng và đầy danh dự, với tư cách là đảng viên, cán bộ của Đảng lãnh đạo, cầm quyền, trước Nhân dân và toàn xã hội?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức; xác định đội ngũ trí thức Việt Nam là một trong những lực lượng nòng nốt để xây dựng, phát triển đất nước. Bài viết phân tích một số nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức và một số giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức.
Đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ là một trong những khâu đột phá, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững cho các quốc gia. Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ tầm quan trọng và từ đó xác định nội dung, biện pháp, điều kiện thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở Việt Nam. Những quan điểm đó vẫn vẹn nguyên giá trị đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nước ta hiện nay.
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới là sự kế thừa, chắt lọc, làm mới những yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu ra; không chỉ đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, mà còn là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, thường xuyên, lâu dài đặt ra đối với cán bộ, đảng viên.
Sự nghiệp “trăm năm trồng người” giúp nước ta “so sánh với các cường quốc năm châu” không chỉ phụ thuộc vào lớp trẻ - học sinh, sinh viên, mà trước hết phụ thuộc vào lực lượng quyết định nhất, đó là đội ngũ nhà giáo. Chính vì vậy, ở nhiều thời điểm khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những bài viết, bài nói chuyện thể hiện tư duy, tầm nhìn rất sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu đối với đội ngũ nhà giáo Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng và cách mạng Việt Nam, người chiến sĩ kiên cường, người bạn thân thiết của các dân tộc bị áp bức trên thế giới; Người cũng là vị “kiến trúc sư vĩ đại” của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, tiến bộ, hạnh phúc mà đất nước ta đã và đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện. Những giá trị lý luận và thực tiễn mà Người để lại trong công cuộc xây dựng xã hội mới vẫn vẹn nguyên giá trị, cần được vận dụng phù hợp, khoa học vào thực tiễn đất nước hôm nay và mai sau.
“Tư duy chiến lược Hồ Chí Minh” về đối ngoại và đoàn kết quốc tế là hệ thống các tư tưởng, quan điểm về thế giới và quan hệ quốc tế, các chiến lược, kế sách và biện pháp toàn cục, dài hạn trong đường lối cách mạng của Việt Nam, tương quan tổng thể với thế giới và quan hệ quốc tế, trong đó có vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây là quan điểm cần được tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo trong cục diện thế giới phức tạp và khó dự báo hiện nay.
Hồ Chí Minh là một người làm báo mẫu mực, một nhà báo chân chính với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Từ mục đích rõ ràng “làm báo để làm cách mạng”, với quyết tâm không mệt mỏi, sự thông minh, sáng tạo của bản thân, cộng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của những người bạn Pháp tiến bộ, Bác đã không ngừng rèn luyện để trở thành một nhà báo dày dạn kinh nghiệm, một nhà tổ chức, lãnh đạo báo chí xuất sắc. Những kinh nghiệm làm báo của Người, đặc biệt về cách viết: “Viết cho ai”, “Viết để làm gì”, “Viết như thế nào”... là bài học quý giá với các thế hệ nhà báo sau này.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền quốc phòng toàn dân là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống quan điểm của Người về cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nền quốc phòng toàn dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ.
Thực hiện chính sách dân tộc là quá trình đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc, bài viết làm rõ các điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Trong hơn 94 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn chú trọng giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên. Trong rất nhiều văn bản của Đảng về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có vị trí, ý nghĩa đặc biệt, là bước phát triển quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về nội dung này. Theo đó, việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành phong trào sâu rộng trong toàn Đảng, là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại đảng viên hằng năm.
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” động viên đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm; góp của, góp công vào sự nghiệp kiến thiết và bảo vệ đất nước. Trải qua các giai đoạn cách mạng, từ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước đã phát triển rộng khắp, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Ngày 11/6, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết, biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.
(P3) - Cô Trần Thị Thu Hướng, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ Khu phố 5, Phường 3 thật đúng với tên gọi: Người tốt - Việc thiện.
Đã tròn 76 năm kể từ ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948), song những chỉ dẫn của Người về Thi đua yêu nước vẫn mang đậm ý nghĩa chính trị và tinh thần to lớn, luôn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, thúc giục tinh thần thi đua yêu nước trong mỗi người dân đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.