Với chủ đề “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX là sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Triển lãm sách tài liệu “Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam” giới thiệu khái quát về các giá trị văn hóa và gia đình Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử; về vai trò của văn hóa trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam; về sức mạnh và trí tuệ của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin phát triển bùng nổ; xu hướng cá nhân hoá thông tin ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội; các thế lực thù địch không ngừng chống phá quyết liệt, bằng mọi hình thức, thủ đoạn. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác dư luận xã hội (DLXH) ) phải dự báo sớm, chính xác, làm chủ tình hình, định hướng DLXH để tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, nhất là thời gian gần đây. Một số quốc gia xác định đây là nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đất nước. Tại Việt Nam, vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng tuy còn khá mới mẻ nhưng được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng, với mục tiêu đề ra là bảo đảm tốt nhất an ninh con người, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ là căn cốt, là nguồn sáng soi rọi, dẫn dắt đội ngũ sáng tác, quảng bá và công chúng văn nghệ; là thước đo giá trị đích thực của tác phẩm theo tinh thần tự nguyện, tự do, dân chủ, nhân văn.
Chiều ngày 21/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức toạ đàm khoa học với chủ đề “Phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên Internet”. Đồng chí Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chủ trì toạ đàm.
Do các yếu tố đa dạng về tự nhiên, tộc người và truyền thống lịch sử, nên Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và văn hoá, với các sắc thái địa phương, vùng miền và tộc người phong phú. Việc nhận diện giá trị và phát huy vai trò của văn hoá ở mỗi địa phương là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay.
Cùng với những thách thức của sự phát triển xã hội thông tin, yêu cầu cấp bách của việc bảo vệ nền tảng lý luận, tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các thế lực thù địch đòi hỏi cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm giải pháp và mô hình tối ưu hóa xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc ở nước ta hiện nay.
Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, Đảng đã lãnh đạo xây dựng và phát huy sức mạnh của nền văn hóa và con người Việt Nam để đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Không chỉ là công cụ chuyển tải thông tin, báo chí, xuất bản còn đóng vai trò to lớn trong việc cổ vũ người tốt, việc tốt, phê phán cái sai, cái xấu; là công cụ chính, góp phần quan trọng vào việc định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Nội lực văn hoá dân tộc vừa bao trùm bản sắc văn hóa vừa bao hàm bản lĩnh văn hóa dân tộc. Đây là nền tảng chủ yếu để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là “bộ lọc” các giá trị văn hóa ngoại nhập, chống lại những tác động phi văn hoá, phản văn hoá trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời, thể hiện tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, hiện cả nước có khoảng gần 2 triệu sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng đông đảo, có trình độ, nhiệt huyết, thường xuyên tham gia mạng xã hội, nếu được phát huy đây sẽ là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản biện các luận điệu sai trái trên, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đã có rất nhiều bài viết, bài nói trên các diễn đàn ở Việt Nam chống những luận điệu của các thế lực thù địch xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở bài viết này, xin nêu lên bốn giải pháp chống những luận điệu xuyên tạc đó.
Giải phóng con người khỏi mọi sự khổ đau, đem lại cho con người một cuộc sống tự do, hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của nhân loại và Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, giành thắng lợi đã minh chứng rõ nét cho giá trị nhân văn đó. Những giá trị này sẽ mãi trường tồn cùng lịch sử nhân loại, mãi soi sáng con đường cách mạng vì sự nghiệp giải phóng con người của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới đất nước cho thấy, Đảng ta đã không ngừng đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Những thành tựu Việt Nam đạt được thời gian qua đã khẳng định tính đúng đắn, sự sáng tạo về con đường đi lên CNXH ở nước ta.
105 năm đã trôi qua, song những giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn mang tính thời sự. Những tư tưởng vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn luôn tươi mới trong đời sống nhân loại, với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các chính đảng cách mạng của họ...
105 năm trước, ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
Trong công tác tư tưởng, phương tiện giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không trừu tượng như các yếu tố khác cấu thành nên công tác tư tưởng, mà thường được biểu hiện dưới các dạng vật chất cụ thể trở thành cầu nối để chủ thể và đối tượng chuyển tải và tiếp thu nội dung của công tác tư tưởng.
Cách đây vừa tròn 105 năm, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi đã mở đầu một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.